“Trong lúc mải mê đào vàng, ta đã lỡ mất kim cương!”

Chia sẻ:
Welcome Speech for Award Ceremony
Bé Mai Chi đã lên tiếng tố cáo và đã thắng trong vụ bị đạo văn và gian lận ở cuộc thi Genius. Thực ra vấn nạn phụ huynh bỏ tiền mua hư danh để làm đẹp hồ sơ cho con lâu nay vốn đã âm ỉ lắm rồi.
Cái gì cũng có thể fake, cái gì ko mua được bằng tiền thì mua được bằng rất nhiều tiền. Những sản phẩm sáng tạo của HS mà GV, người hướng dẫn đã làm sẵn từ A tới Z, những cuộc thi mà trong đó ba mẹ lập nên từ Ban tổ chức, Ban giám khảo, tới thuê thí sinh thi độn, để con mình dễ dàng đạt giải nhất nhì…
NCS Đặng Nhật Minh kể “Hai đứa học sinh cấp ba ở đâu tới lab chỉ có lọc mẫu thí nghiệm và thi thoảng đua với nhau xem ai ly tâm nhanh hơn – ở trên cái máy có tốc độ cố định. Rồi được giải nhì Sáng tạo quốc gia cho dự án mà chúng nó chỉ thuyết trình chứ không làm mẫu thí nghiệm”.
“Trong một hội nghị khoa học quốc tế tổ chức ở miền Trung, giáo sư Vũ hỏi thẳng luôn: “Bố mẹ các em tài trợ cho cô hướng dẫn bao nhiêu tiền?”.
Cho con gian lận, cái được thì rất cụ thể: một bộ hồ sơ đẹp, suất đậu vào trường, có thể còn có học bổng.
Cái mất thì mơ hồ. Nhưng rất rất lớn.
Đó là lòng tự trọng, sự chính trực, tự tin vào năng lực của mình, cảm giác hạnh phúc khi mình làm được.
“Liêm chính đâu có phải cho thiên hạ khen, cho con cái noi gương đâu, mà là để chính tâm mình thanh thản trước đã”. (Đặng Nhật Minh)
Mình thấy tụi trẻ con hầu như đứa nào cũng rất trong sáng, trung thực, đàng hoàng, người lớn mới hủy hoại đi thôi.
Nhớ từ năm 2016, khi mình bắt đầu xuất bản cuốn sách “Con nghĩ đi, mẹ ko biết” là Xu bắt đầu không cho mình ý kiến ý cò gì vào bài văn của Xu nữa. Nó giải thích: “Con hỏi mẹ ko phải là con hỏi mẹ nữa, mà là đang nhờ 1 nhà văn sửa bài rồi. Như vậy là không fair với các bạn!”.
Có lần, trong 1 cuộc thi vui vui post bài trên FB, tính điểm dựa theo số like và share. Xu cũng nói: “Nếu mẹ mà share thì con được giải nhất mất, vậy là không fair với các bạn”.
Chuyện viết bài trên báo HHT cũng vậy. Bài đầu tiên Xu viết khô khan, như 1 bài khoa học, các anh chị BTV phải dụng công nhiều, chỉnh sửa khá nhiều. Bài được đăng mà Xu than “nó chả giống bài của con nữa”, rồi Xu giấu bài báo, ko khoe ai. Tới bài viết sau, Xu viết tốt hơn, hầu như không bị anh chị BTV chỉnh sửa, khi đó Xu mới tự hào, và mới cho mẹ post lên FB.
Xu nhà mình hoàn toàn ko phải cá biệt, tụi bạn của nó đứa nào cũng khảng khái như vậy, một mực tự làm, hỏng cũng được, xấu cũng được. Bởi được là chính mình nó sướng lắm ạ!
Mình cũng nói với Xu Sim, năm nay tụi con đi du học suôn sẻ là có công sức của những anh chị khóa trước. Họ đã rất nỗ lực, kết quả học tốt, sống đàng hoàng, dễ thương, từ đó các hiệu trưởng mới đánh giá cao HS VN, và mở rộng cửa hơn cho HS VN.
Sang đó, con cũng sẽ được gọi là học sinh Việt Nam, con học không chỉ cho bản thân con, mà còn là cho những học sinh sau. 1 người làm sai thì ko chỉ họ bị trả giá mà khóa sau cũng hứng hậu quả.
Cuộc thi Genius, tuy là 1 cuộc thi thu phí cao và kinh doanh tốt, nhưng chắc là khóa sau cũng sẽ cẩn trọng hơn với HS VN. Ở một số quốc gia, hồ sơ của học sinh Việt Nam mất tín nhiệm đến mức bị tăng thêm vòng kiểm tra. Nhiều cuộc thi ở VN đã bị dừng, HS phải sang Thái, Cam để thi. Thẳng thắn mà nói thì điểm thương hiệu Quốc gia chúng ta ko cao gì.
Thực ra ban đầu họ cũng tin tưởng VN chứ, nhưng rồi vì nhận quá nhiều trải nghiệm đau thương, nên họ mới buộc phải lập ra những rào cản đó để bảo vệ chính bản thân họ.
Lẽ ra sân chơi này là để ươm mầm tài năng và đam mê của HS, nhưng người lớn đã biến tướng thành 1 sân khấu kịch nghệ, để rồi diễn xong có thể HS sẽ khinh ghét khoa học tới suốt đời.
“Thương con như thế bằng 10 hại con”, cũng đúng như một câu viết trong bài của Mai Chi: “Trong lúc mải mê đào vàng, ta đã lỡ mất kim cương”!
Chia sẻ:

Gửi phản hồi