“Trầm cảm ở Phần Lan”?

Chia sẻ:
Cảnh báo là bài này dài đó ạ, nguyên do là con mình và bạn bè tụi nó đang hoang mang vì bài “Trầm cảm ở PL”. Bạn nào chưa đọc bài đó thì nên xuống cmt đọc bài đó trước đi đã nha, mình post ở cmt, nếu ko sẽ thấy bài của mình 1 chiều quá, chỉ có khen thôi.
Mình chọn cho con đi Phần Lan, nên cũng nghiên cứu kha khá, tuy nhiên mình thì chưa sống ở PL, sai sót gì thì nhắc mình chỉnh nhé. Mình ko tư duy nhị nguyên rằng thế giới này chỉ có trắng hoặc đen đâu ạ.
Mình thì hiểu rằng Quốc gia Hạnh Phúc chỉ là 1 xếp hạng trong rất nhiều thứ. Trong 1 năm qua, con mình học về PL mình cũng chỉ nhắc tới khoảng 3 lần thui, và cung nói nhiều tới khí hậu khắc nghiệt, ngôn ngữ khó, nguy cơ trầm cảm, cô đơn… Chứ quốc gia nào mà đảm bảo mọi người dân sẽ tất yếu hạnh phúc chắc có lẽ chỉ có Cõi Niết Bàn!
Vấn đề 2, Số liệu thì cũng chủ quan.
Vì có hàng triệu nghiên cứu khác nhau, mỗi năm mỗi tăng các nghiên cứu mới. Và khi tìm chọn số liệu, bạn sẽ thường chọn theo chủ quan của bạn, rồi xếp dồn vào 1 chỗ để chứng minh ý mình.
Ví dụ thế này, nếu bạn muốn chứng minh rằng sống ở Sài Gòn là tuyệt xì cà là vời, bạn sẽ search ra hàng ngàn bài báo nói về khí hậu Sài Gòn ấm áp, thiên nhiên ưu đãi, con người hào sảng nhiệt tình chân thành, đồ ăn, văn hóa, lối sống tuyệt vời… rồi những câu trích dẫn xúc động rung rinh về SG!
Nhưng nếu bạn muốn chứng minh rằng sống ở SG thật là kinh khủng, bạn sẽ tìm ra hàng trăm bài báo và số liệu nói về nạn kẹt xe, ô nhiễm môi trường, giá nhà đắt đỏ so với thu nhập… rồi những khách du lịch vừa khóc vừa kể về nạn giật túi và thề rằng nơi đây đáng sợ nhất trên trái đất.
Rồi ăn chay cũng có hàng ngàn nghiên cứu nói tốt cho sức khỏe, và cũng có hàng ngàn nghiên cứu nói ăn thịt thì sẽ khỏe hơn!
Tùy mục đích vào vườn, nếu vào để nhổ cỏ thì sẽ đi chọn cỏ, muốn hái hoa thì sẽ chọn hoa, thích trái chín ăn thì chọn chín, thích trái xanh để chấm muối tôm thì chọn xanh… đó gọi là chủ quan đó. Và bài này của mình cũng chủ quan thôi nhé!
Vấn đề 3, Dân PL họ trầm cảm và khổ sở thế nào?
GDP VN khoảng 3.694 usd/người, còn PL thì 53.982 usd/người, cao gấp có gần 15 lần thôi. Con họ sinh ra đã được nhận ngay một hộp quà Baby box đầy đủ các thứ cho tới 1 tuổi. Rồi tiếp tục được chính phủ hỗ trợ tài chính cho đến năm 26 tuổi. Học tiểu học, trung học, tới tận ĐH đều miễn phí. Trường học xịn xò, học ít giờ trên lớp nhưng rõ ràng rất giỏi, (cái này nếu muốn phân tích chắc phải viết 10 bài riêng). Trường tốt đều, ko phải chạy trường, GV không phân biệt đối xử với những khiếm khuyết của trẻ, coi trọng nhu cầu riêng của mỗi trẻ.
Môi trường trong lành, xã hội an toàn, khoảng cách giàu nghèo ko quá lộ liễu.
An sinh xã hội lo cho tận răng, có thể yên tâm dù không có việc làm, chính phủ sẽ hỗ trợ học và tìm việc.
Có nơi nương tựa khi gặp vấn đề, đảm bảo cuộc sống khi về già.
Không khí và nước tốt hàng đầu thế giới, Mức độ tham nhũng rất thấp.
Ví tiền để quên nơi công cộng ko mất. Con cái tự đi học ko lo bắt cóc, cướp giật…
PL còn có bưu điện ông già Noel, mỗi năm nhận hàng trăm ngàn lá thư của các bé trên khắp thế giới. Một đội ngũ nhân viên ngồi viết thư trả lời cho tất cả các em.
Tất cả các vườn quốc gia ở PL đều mở cửa quanh năm và miễn phí, trái cây, nấm được hái miễn phí.
Họ ko đặt tên là nước XHCN, nhưng xã hội họ bình đẳng và được hưởng theo nhu cầu.
Họ nói họ đang hài lòng, mắc chi mình nhảy đông đổng lên bảo họ khổ?
Hay thôi để yên cho tụi mình qua giải cứu họ!
Vấn đề 4, Còn về chỉ số cha mẹ ở Phần Lan kiệt sức. Ko chắc có kiệt sưc hơn ba mẹ VN ko vì VN chưa có nghiên cứu kỹ, chứ mình thì mãi tới khi đi ra nước ngoài mình mới biết, ồ lâu nay mình khổ đều, khổ bền vững tới mức còn ko biết là mình đang khổ nữa.
PL chăm sóc bà mẹ tốt hàng đầu thế giới. Khám thai miễn phí chu đáo. Mẹ nghỉ sinh 6 tháng với nguyên tiền lương, chồng cũng có thể được nghỉ 6 tháng chi đó.
Ngày xưa sinh Xu, nghỉ được 1 tháng đầu tiên mình mới phát hiện ra là nguyên lương ở VN là “nguyên lương chính”, khi đó mình chỉ được đâu đó khoảng 1 triệu/tháng thôi, nên tới tháng thứ 2 là mình đã phải đi làm. Mình khá kiệt sức, nhưng đâu ai đưa mình vào thống kê nào đâu.
Còn về lượng thuốc trầm cảm (tr.c) cao thì sao? Đọc các số liệu bài kia đưa thì thấy nước phát triển nào cũng có tên, đứng trên PL còn là Anh, Đan Mạch, đứng cạnh có Mỹ, Úc, rồi Canada, NZ, Bỉ cũng cao. Toàn những nước mà “cột điện cũng muốn đi”!
Nếu chỉ nhìn con số đó rồi nói đi sang PL học để mà tr.c à, thì cũng giống như lấy con số bắn súng ở Mỹ để nói ai tới Mỹ là chết hết ấy.
Những nước ko có tên chắc chỉ có Châu Phi. Châu Phi ấm áp nhé, ko sợ thị trường chứng khoán lên xuống nhé. Tuổi thọ trung bình khoảng 50, 60 tuổi, nên ít ung thư. Nhà còn ko có mà ở, thức ăn ko no, trầm cái gì mà trầm!
Mùa đông PL lạnh giá, đúng thật. Nhưng kẹt cái là, cứ quốc gia lạnh lại thường giàu hơn và sống thọ sống khỏe hơn, khoa học phát triển hơn… mới kỳ chứ. Trung bình cứ ấm hơn 1 độ thì GDP đầu người giảm đi khoảng 1200 usd. Ngay ở châu Á thì HQ, Nhật cũng giàu hơn nước nắng ấm. Muốn đi du học mà sợ lạnh thì sao giờ, châu Phi nắng ấm mà họ có tuyển sinh đâu!
Tại sao chỉ số tr.c và tu tu ở các nước phát triển lại cao như vậy?
Một phần vì họ phát triển đó. Họ ko còn bị chết vì uốn ván, vì nhiễm trùng, vì rắn cắn, vì dịch tả, … chứ tuổi thọ họ vẫn cao hơn trung bình mà.
2 vì họ quá minh bạch. Tất cả hệ thống nhà thuốc đều cập nhật vào dữ liệu quốc gia, nên ai uống viên nào là ghi lại được hết.
3 vì do văn hóa. Họ quan tâm và chăm sóc người TC tốt, nên chả tội gì ko khai. Có bạn còn kể cô kia muốn nâng ngực miễn phí tới nói với BS là mình bị tr.c vì ngực nhỏ, thế là được kê đơn nâng ngực ko mất tiền!
4 vì có thể là do họ sướng quen, nên cứ có gì thay đổi là họ stress nữa cơ. HS châu Á vốn trâu bò sẵn, chịu khổ quen, tới đây thì lại thấy sướng, mà nhớ ra ngoài hoạt động và uống đủ Vitamin D nha.
Số liệu tutu ở nước phát triển nào cũng cao lắm, Úc, Nhật, Hàn còn cao hơn PL. Đi đâu cũng có nguy cơ cả, quan trọng là nhìn nó và chọn cách vượt qua thế nào. Cũng ko lạc quan tếu được, mình thấy suốt 1 năm qua các HS đã được dự mấy buổi seminar, mỗi buổi 90 phút, để học riêng về cách vượt qua tr.c khi dh ở PL, rồi mùa đông PL nên thể thao, uống vitamin D, mặc quần áo ấm thế nào…, học tiếp 15 buổi về kỹ năng sống tự lập nơi xứ lạnh, tiêu tiền, sốc văn hóa, nhớ nhà…. khá nhiều thứ. Nếu các bạn quan tâm từ từ mình sẽ viết tiếp về các giải pháp đó.
“Chúng ta có thể phàn nàn vì trong bụi hoa hồng có gai, hoặc là vui mừng vì trong bụi gai có hoa hồng” (Abraham Lincoln.)
Việc gia đình mình chọn đi du học PL là quyết định riêng, mình thích thì mình nhích thôi. Mà bây giờ du học ĐH Phần Lan cũng khó lắm rồi, có trường tỷ lệ chấp nhận chỉ khoảng 5-10%, ghế thì ít mà đít thì nhiều, ai không thích đi thì chúc mừng cho những người còn lại.
Tóm lại, giờ bỗng có 1 ai đó nhảy vào nhà bạn nói: “Này Lan ơi, sao mày cứ nhai nhải khen chồng mày thế? chồng mày chỉ được cái là giàu hơn chồng tao 15 lần, chăm sóc mày tốt, đảm bảo cuộc sống cho mày lúc về già, lo cho mày khi đẻ đái, dạy dỗ con mày tốt quá tốt, tôn trọng ý kiếu của mày, cho mày đi 173 nước ko phải xếp hàng xin xỏ… Chỉ được mỗi vậy thôi. Tao nhìn 1 cái là biết chắc mày trầm cảm lắm. Mày có cho không ổng, tao cũng chả thèm…”
Thì em Lan ơi, đừng thả chồng ra nhé! Mất ngay đấy! 😃
Chia sẻ:

Gửi phản hồi