Những cuộc đua đến con điểm 10

Chia sẻ:
Nhìn hàng ngàn học bạ toàn điểm 10 suốt tất cả những năm tiểu học trong kỳ thi tuyển vào Ams, thấy cứ thương thương, lo lo. Ko biết cụ thể từng bé, nhưng để được để đạt học bạ đẹp cỡ đó, chắc chắn là phải nỗ lực lắm.
Và hàng ngàn học bạ chỉ có điểm 10, có gì đó ko bình thường.
Ko bình thường, bởi suốt 5 năm, trong tất cả mọi kỳ kiểm tra, trong tất cả các môn, các con đã ko phạm 1 sai lầm nào. Các con đã trưởng thành mà ko cần quá trình thử và sai.
Luôn luôn 10 điểm, ngoài việc con thông minh, chăm chỉ, còn phải nghe lời, từng bước trình bày cũng phải đúng ý cô, giải mấy bước, trình bày đúng ý cô. Phải học rất kỹ, học rất thuộc, sẽ mất thời gian lắm. Vậy còn thời gian nào để theo đuổi những đam mê khác, những đam mê ko nằm trong chương trình, những đam mê ko có trong đề cương, ko được chấm điểm?
Giáo sư Sir Ken Robinson có nói: “If you’re not prepared to be wrong, you’ll never come up with anything original – Nếu bạn không sẵn sàng để mắc sai lầm, bạn sẽ không bao giờ nghĩ ra được điều gì độc đáo.
Mark Zuckerberg cũng đã phát biểu rất hay ở ĐH Harvard: “FB không phải là thứ đầu tiên tôi xây dựng. JK Rowling cũng bị từ chối 12 lần trước khi viết và xuất bản được Harry Porter. Beyonce cũng phải làm cả trăm bài hát mới có Halo.
Thành công vĩ đại nhất đến từ sự tự do thất bại”.
Nhưng bằng cách tuyển chọn qua những học bạ toàn 10 điểm này, các thầy cô đang không chấp nhận trẻ nhỏ được quyền nhầm lẫn, sai sót, ko hoàn hảo theo thang đánh giá của thầy cô. Trong khi cuộc sống thì ko bao giờ theo đề cương, cuộc sống cần các con biết teamwork, cần sáng tạo, tự do, cần những người dám thử và dám sai, dám vấp ngã rồi dám đứng lên làm lại. Những cuộc đua hướng tới toàn điểm 10 thưc sự không mang lại lợi ích cho con cái chúng ta trong thế giới nghề nghiệp tương lai.
Chia sẻ:

Gửi phản hồi