Ai ở Việt Nam mà chưa từng ám ảnh về thi cử ko?

Chia sẻ:
May be an image of 4 people and text that says 'Thí sinh thi vào lớ»p 10 bị gãy chân, hội đồng thi đưa đi bó bột để kịp thi QUỐC NAM Nghe đọc bài 1:56 1x Tuổi Trẻ trên Google Một thí sinh gặp nạn đến mức gãy chân trên đường đến điểm thi kỳ thi vào lớp 10. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cùng hội đồng thi tại Quảng Trị đã có pha xử lý đi vào lòng người".'May be an image of textMình hơn 40 nồi bánh chưng rồi mà thỉnh thoảng nửa đêm vẫn giật mình tỉnh giấc, nước mắt ướt đẫm gối hoặc mồ hôi đầm đìa vì đã mơ phải 1 giấc mơ đi thi.
Những giấc mơ kinh hoàng, nào là vào phòng thi tự dưng quên hết kiến thức, tự dưng đau bụng, nào là làm bài xong tới khi nộp bài bỗng phát hiện ra lạc đề, nào là quên bút, nào là ngồi nhầm phòng…
Thật khó để giải thích để cho những người ở nước ngoài hiểu được tại sao lại có thể bị ám ảnh lâu tới như thế, tại sao ở VN chuyện thi cử vẫn là cái mốc để đo đếm thành công và thành nhân của con người. Giáo dục sao cứ phải là những cuộc đua sinh tử?
Tháng này thi chuyên lớp 6, thi vào lớp 10, rồi thi Tốt nghiệp Tú tài.
Kỳ thi nào thì cũng có bạn đậu, và cũng có nhiều ngàn bạn trượt.
Mùa này hàng năm mình sẽ lại nhận những email, những tin nhắn đẫm nước mắt. Có những trường hợp còn đau hơn nước mắt, khi cô cậu học trò nhỏ đó không khóc được, và tìm tới cái chết. Mùa này, HS tự tử. nhiều nhất trong năm.
Thi cử ở VN là nỗi ám ảnh kinh hoàng!
Bức ảnh Giám đốc Sở GD DT Quảng Trị vào tận bệnh viện để thăm HS đi thi lớp 10 bị tai nạn và gãy chân, được ca ngợi là xúc động, nhưng mình cứ thấy sao mà khổ quá. Em HS phải bó bột rồi lên xe cứu thương chở ngay ra trường thi, rồi làm bài thi với cán bộ y tế, công an túc trực bên cạnh, và xe cứu thương đợi sẵn bên ngoài…
Rồi hình ảnh ô tô chở đề thi và cán bộ của Bộ GD vào tận chân cầu thang máy bay…
Căng thẳng, khốc liệt, ko có đường lùi, ko có 1 lựa chọn khác, ko có thêm 1 ngày nào khác để làm lại.
Mình nhớ, ngày xưa, trước ngày thi bố mình thường dậy sớm nấu xôi đỗ xanh, phải là đỗ xanh hoặc đỗ đỏ, chứ không xài đỗ đen nha. Suốt hàng tháng trời, hàng năm trời, ông bà chú bác đi qua, ai cũng chúc “Thi tốt”, “thi đậu”,… Ba mẹ bây giờ cũng vẫn thế, thao thức, đi nhẹ, nói khẽ.
Thầy cô thì lo lắng chuẩn bị, đề cương, dặn dò, tập huấn, tập dượt.
Những công trình xây dựng quanh trường học cũng phải tạm dừng.
Cảnh sát chốt các ngã ba, ngã tư để tránh kẹt xe.
Ba mẹ được ưu tiên cho nghỉ phép, nghỉ làm, để đưa đón con…
Tất cả những chăm sóc bất thường đó, nó gói bên trong là SỰ KỲ VỌNG.
Sự Kỳ Vọng rất nặng.
Và năm nào mùa này trên mạng cũng có chiến tranh liên miên giữa các phái trường chuyên và ko chuyên.
Suốt bao nhiêu năm, VN mình vẫn kiên định thi theo kiểu 1 lần 1 năm, 1 mất 1 còn, nhất quyết ko làm những trung tâm khảo thí uy tín dùng chung, và có thể thi nhiều lần trong 1 năm, kiểu như thi SAT, thi IELTS, GED…
Và cũng biết tới khi nào VN mới bớt kỳ thị thất bại. Thi là phải đậu. Ko có đường lùi, ko đường rẽ, ko lối thoát hiểm.
Bộ Giáo dục Anh thì từ nhiều năm trước đã yêu cầu không gọi là “thi trượt”, mà phải gọi là “thành công bị trì hoãn”. Phần Lan còn có hẳn 1 ngày để tôn vinh người thua cuộc, thất bại, là ngày 13.10 hàng năm- Day of Failure.
Các bạn ơi, nếu nhận tin ko đủ điểm thì nhớ nhé, chỉ là thành công đang tới chậm, thành công đang kẹt xe đâu đó, thành công đang trì hoãn 1 chút rồi sẽ tới, mà biết đâu tuy tới chậm chút nhưng rực rỡ hơn. Và chúng ta sinh ra trên đời này là để sống, không phải chỉ để thi!
Chia sẻ:

Gửi phản hồi